Được xây dựng 1938, nhà trưng bày gồm 2 khu: Khu trưng bày hiên vật là nhà hội Xamacum và khu văn phòng mới được xây dựng. Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ...
Với dân số hơn một triệu, người Khmer đã có chính thức hai viện bảo tàng văn hóa, một ở Trà Vinh, một ở Sóc Trăng, với các bộ sưu tập mặt nạ Chằn, các nhạc cụ, các bộ y phục, các bộ sách lá buôn và những báu vật khác của văn hóa Khmer. Đến thăm Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, du khách hiểu hơn về cộng đồng người Khmer - bộ phận cư dân quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sau ngày hoà bình xây dựng đất nước, ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer trong tỉnh Sóc Trăng vẫn một lòng đi theo Đảng, sẵn sàng cống hiến công sức và đóng góp những kỷ vật quý giá của gia đình cho Nhà nước.
Tuy ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer cùng sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nhưng mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng về văn hoá, nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội,… Một trong những đặc điểm của người Khmer Nam Bộ là tập quán sinh sống thành phum sóc trên những giồng đất cao, xen kẽ với người Kinh và người Hoa từ nhiều thế hệ. Chính sự cộng cư đó đã giúp cho việc giao lưu văn hoá, sáng tạo nên những công cụ thiết yếu phục vụ đời sống gia đình và cộng đồng xã hội ngày thêm phong phú.
Đến nay, Bảo tàng Sóc Trăng sưu tầm hơn 13 ngàn hiện vật có giá trị, trên 50% hiện vật của đồng bào Khmer hiến tặng. Hàng năm, Bảo tàng Sóc Trăng thu hút gần 200.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu nét đẹp văn hoá lịch sử, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer qua các thời kỳ.
Các công cụ cầm tay được trưng bày, giới thiệu có hệ thống về sản xuất nông nghiệp của người Khmer từ các thế kỷ trước, phản ánh rõ nét về đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện sự khéo tay của các nghệ nhân thời xưa. Mô hình sân khấu Rô băm, Dù kê được thiết kế công phu giúp khách tham quan hiểu nghệ thuật sân khấu của người Khmer Nam Bộ. Những hiện vật sưu tầm mới trưng bày tại Bảo tàng Sóc Trăng được nhiều du khách đánh giá cao.
Đến tham quan Bảo tàng tỉnh, chúng ta dễ dàng nhận thấy người Khmer có óc thẩm mỹ cao, biết mô phỏng thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những nét đẹp văn hoá riêng, làm đẹp cho các vật dụng truyền thống gia đình đến những công cụ sản xuất phục vụ đời sống. Tuy không cách điệu, nhưng với những đường nét hoa văn uyển chuyển tinh tế đã thể hiện trình độ khéo tay của nghệ nhân trên từng sản phẩm, hiện vật bảo tồn.
Theo số liệu khảo sát của Bảo tàng Sóc Trăng thì hiện nay, hiện vật vẫn còn khá nhiều trong dân cư ở các phum sóc, chùa chiền. Chùa Sóc Dồ thuộc huyện Mỹ Tú đang lưu giữ những dòng kinh Phật cổ được chạm khắc trên lá thốt nốt từ xa xưa. Theo thời gian, chữ viết cũng phai nhạt dần, nhưng được nhiều thế hệ sư sãi tu học trong chùa bảo quản kỹ nên vẫn còn rõ nét.
1. Chùa Dơi
2. Wat Pătum Wôngsa Som Rông
3. Chùa Kh'leang
4. Chùa Sà Lôn (Chùa Chén Kiểu)
5. Chùa La Hán
6. Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng
7. Chùa Bốn Mặt
8. Chùa Quan Âm Linh Ứng (Phật Học 2)
9. Bảo tàng Khmer
10. Chùa Ông Bổn
11. Khu vui chơi Thiếu nhi Hồ Nước Ngọt
12. Chùa Phật học
13. Chợ nổi Ngã Năm
14. Chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự)
15. Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng
16. Vườn Cò Tân Long
17. Cồn Mỹ Phước
18. Khu du lịch sinh thái Hồ Bể
19. Chùa Vĩnh Hưng
20. Chùa Pem Buôl
21. Cù lao dung
Vui lòng cho chúng tôi biết Cảm nhận của bạn!